Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu gạo. Vậy tiêu chí nào để chọn lựa gạo xuất khẩu? Và loại gạo nào đang được người trong và ngoài nước tin dùng? Tham khảo bài viết cùng Kinh Doanh Gạo nhé.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, gạo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 928.798 tấn, thu về 430,49 triệu USD. Tăng 30,5% về lượng và tăng 38,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019. (Theo Vinanet)
Tiêu chuẩn gạo xuất khẩu
Tiêu chuẩn cụ thể của gạo trắng xuất khẩu theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo trong bảng bên dưới.
Gạo là sản phẩm lương thực từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đổ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Ở Việt Nam, gạo là hạng ngạch xuất khẩu mang lại giá trị lớn. Vậy nên, gạo là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu đem lại nguồn thu nhập cao. Chính vì điều đó, gạo có rất nhiều tiêu chuẩn được áp dụng:
- ISO/DIS 7301: Gạo – Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn Codex về gạo
- TCVN 1643:2008 (Gạo trắng – Phương pháp thử)
- QCVN 8-1:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm)
- TCVN 8049:2009 – Gạo. Xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp sắc ký khí
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
- QĐ số 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm)
- TCVN 5644:2008 (Tiêu chuẩn áp dụng cho các loại gạo trắng thuộc loài Ory sativa L)
(Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng gạo xuất khẩu Công ty VinaControl).
Loại gao xuất khẩu tiêu biểu
Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều yêu cầu đa dạng như thị trường trong nước. Vậy nên, tùy theo quốc gia mà bạn muốn xuất khẩu sẽ có những yêu cầu khác nhau. Bạn cần áp dụng để phân phối gạo cho phù hợp. Các loại gạo phổ biến được chọn để xuất khẩu có đặc tính thơm, dẻo, dai, hạt gạo to, trong, cơm trắng. Đặc biệt thích hợp cho việc đóng túi nhỏ (< 5kg) bán trong các siêu thị nước ngoài. Hoặc có vài thị trường với yêu cầu: gạo dẻo vừa phải, mềm cơm… Những loại gạo thường được chọn xuất khẩu như:
Gạo Nàng Hoa
Gạo Nàng Hoa có vị cơm dẻo thơm, mềm ngọt, là một đặc sản nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Gạo nàng hoa có những đặc điểm dễ nhận dạng như hạt gạo có màu trắng trong (gạo nàng hoa trong). Hoặc màu trắng đục (gạo nàng hoa sữa). Hạt gạo hơi to và dài, có mùi thơm nhẹ nhàng và thơm lâu.
Gạo Japonica
Gạo Japonica là gạo Nhật được trồng phổ biến tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2015. Hạt gạo Japonica tròn, cơm dẻo do có hàm lượng amylose thấp hơn và có chứa amylopectin, khi nấu chín hạt cơm trắng bông, căng tròn như những hạt ngọc. Gạo Japonica nấu lên cho cơm dẻo nhiều, có độ dai, mềm, vị đậm cơm, thơm ngọt tự nhiên và nhiều dinh dưỡng.
OM-5451
Hạt gạo 5451 thon dài (khoảng 6.95 mm), ít bạc bụng, hơi đục màu sữa. Cơm dẻo vừa và mềm, để nguội vẫn không bị cứng cơm. Gạo Đỗ Quyên của thương hiệu Vinh Hiển là dòng gạo OM-5451 được đóng túi 5KG. Gạo sạch an toàn, chất lượng.
Và còn rất nhiều loại gạo khác như OM-4900, Gạo Jasmine85, gạo Đài Thơm 8, … cũng được rất nhiều thị trường ngoài nước ưa chuộng.
Hi vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn. Theo dõi Chợ Gạo Miền Tây thường xuyên để cập nhật những kiến thức về gạo và kinh doanh gạo bạn nhé.
Bài viết được tổng hợp bởi Kinh Doanh Gạo – Thuộc thương hiệu gạo Vinh Hiển
Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 0964.851.027
Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Email: [email protected]