Rượu nếp hay còn gọi là rượu nếp vắt hay cơm rượu là sản phẩm truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Bên cạnh rươu gạo, rượu nếp cũng đóng góp không nhỏ cho văn hoá ẩm thực. Khi lên men rượu, hiệu suất là điều mà nhà sản xuất luôn quan tâm. Làm thế nào để tiết kiệm nguyên liệu nhất, tối đa hoá lợi nhuận luôn là câu hỏi hàng đầu. Quy trình làm rượu nếp cũng như cách chọn nếp phù hợp sẽ được trình bày trong bài viết này của Kinh Doanh Gạo
Quy trình làm rượu nếp
Bước 1: Nấu nếp chín
Khi đã chọn được loại nếp ngon để nấu rượu chúng ta cho gạo vào ngâm nước lạnh khoảng 4-6h sau đó cho vào nồi đồ như đồ xôi.
Khi xôi chín bới ra, trải đều xôi ra mặt nong. Tránh để xôi chín dồn cục vì như thế khi rắc men sẽ không được đều. Sau khi trải xong, đợi vài phút cho tới khi sờ tay thấy xôi còn ấm ấm là tiến hành rắc men.
Bước 2: Chuẩn bị men.
Trong món cơm rượu không thể thiếu men. Men chính là chất xúc tác giúp cơm có thể dậy men để tạo ra mùi thơm và vị ngọt cho cơm.
Khi chọn men làm rượu nếp các bạn nên chọn loại men gạo được làm thủ công từ bột gạo. Với nhiều vị thuốc bắc, giúp men thơm hơn và rượu cũng tốt hơn cho sức khoẻ. Tỉ lệ men và nếp cũng là một trong những bí quyết của nhà sản xuất. Men quá ít, rượu nếp không được thơm nồng, ảnh hưởng đến mùi vị. Còn nếu men quá nhiều cũng aảh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu.
Liều lượng men thường là 1 lạng men : 10kg gạo nếp.
Sau khi cân đủ lượng men các bạn cho vào cối giã hoặc máy xay men thành bột thật mịn.
Bước 3: Rắc men
Cơm còn quá nóng sẽ làm men bị chết. Còn nếu rắc khi cơm quá nguội thì men cũng không ăn được cơm, sẽ làm hỏng cơm. Điều kiện tốt nhất là cơm còn ấm khoảng 30 – 40%.
Men được chia thành 2 phần. Một phần rắc đều mặt trước đảm bảo men phủ kín bề mặt cơm. Sau đó lật mặt dưới lên rắc nốt nửa men còn lại. Người ta thường ít dùng cách trộn men, vì xôi rất dính nên men trộn sẽ không được đều.
Bước 4: Ủ rượu nếp
Sau khi rắc men xong, cơm được cho vào chum ủ, đậy kín. Sau 3-4 ngày hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu
Khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm cho hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết, trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất trong một ngày nhất định vào khoảng ngày thứ năm hay thứ sáu, tùy chất lượng men.
Bước 5: Thêm rượu nếp trắng vào ngâm
Sau khi cơm và men đã ngấm, người ta thường trộn thêm rượu trắng với tỉ lệ 1kg gạo đổ 3 lít rượu nếp trắng nồng độ từ 38-42 vol. Như vậy, thành phẩm sẽ thơm ngon và đạt hiệu suất cao.
Sau một thời gian ngâm ít nhất là 6 tháng, thành phẩm rượu nếp đã hoàn thành.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức khi kinh doanh gạo nói chung và gạo nếp nói riêng. Kính chúc Quý khách hàng kinh doanh thành công.
Chọn gạo làm rượu nếp
Rượu nếp vắt được lên men hoàn toàn từ Gạo Nếp Cái Hoa Vàng. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng tốt nhất là vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa. Vì lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Gạo nếp phải thơm và không quá mới. Tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Vì gạo mới làm rượu sẽ không đậm đà.
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau.
BÀI VIẾT ĐƯỢC TỔNG HỢP BỞI KINH DOANH GẠO THUỘC CÔNG TY GẠO VINH HIỂN
- Số điện thoại: 028.66599927 – 094.471.2012 – 090.728.2012
- Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
- Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
- Email: [email protected] | [email protected]