Quy trình sản xuất bánh tráng từ gạo

Sản xuất bánh tráng

Bánh tráng là một trong những món ăn được ưa chuộng trong bữa ăn của người Việt Nam. Do đó ngày càng nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng xuất hiện. Để đáp ứng như cầu của người tiêu dùng. Vậy quy trình sản xuất bánh tráng như thế nào? Các bạn hãy cùng Kinh Doanh Gạo tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chọn gạo sản xuất bánh tráng (Nguồn: Internet)
Bánh tráng (Nguồn: Internet)

Nguồn gốc của bánh tráng

Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam. Gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Đôi khi được gọi là bánh đa.

Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ bánh tráng và bánh đa. Ngoài ra còn dùng từ bánh khô, để chỉ loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp. Loại bánh tráng dùng để gói nem (bánh đa nem) thì được gọi là bánh chả, do món nem rán ở đây gọi là chả.

Nguyên liệu làm bánh tráng

Chọn gạo làm bánh tráng (Nguồn: Internet)
Gạo là nguyên liệu chính để sản xuất bánh tráng (Nguồn:Internet)

Nguyên liệu chính thường là bột gạo (nhiều nơi dùng sắn, ngô, đậu xanh… hoặc pha trộn chung) pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng, nếu pha nhiều bột sắn (khoai mì) sẽ làm cho bánh có vị chua.

Quy trình sản xuất bánh tráng

Bước 1: Bạn cần pha loãng bột gạo với lượng nước vừa phải.Để tăng thêm độ dẻo sẽ cho một chút bột mì vào bánh tráng. Sau đó bánh sẽ được hấp cách thủy trong một chiếc nồi cao và trên miệng thì được bịt kín bằng một miếng vải.

Bước 2: Sau khi pha chế bột không dùng muôi hay muỗng mà cần có một chiếc gáo dừa để múc bột, tráng mỏng thật đều tay rồi chỉ cần đậy nắp lại. Bánh sẽ nhanh chóng được làm chín bằng hơi nước nóng. Bạn cũng cần chuẩn bị một dụng cụ để lấy bánh tráng ra đó là cây tre vót nhọn, sau đó đặt lên một cái vỉ dài, cũng được đan bằng tre. Trên mỗi vỉ sẽ đặt được 5 đến 6 chiếc bánh tráng, rồi đem vỉ đi phơi nắng chờ đến khi bánh khô là có thể dùng được.

Tuy nhiên sau này, chiếc gáo dừa đã được thay bằng chất liệu nhựa hoặc inox để trông sạch sẽ hơn. Những chiếc moteurs cũng được đưa vào thay thế cho sức của con người trong việc khuấy bột.

Bước 3: Trong công đoạn sản xuất bánh tráng có một điều chúng ta không thể kiểm soát được đó là thời tiết. Nếu như hôm nào trời mưa thì coi như không thể phơi được bánh tráng. Chính vì lí do đó mà một hệ thống sấy hoàn chỉnh bằng nhiệt đã ra đời để giúp người dân có thể sản xuất bánh dưới mọi điều kiện thời tiết.

Gạo nào thích hợp sản xuất bánh tráng?

Dựa trên những đặc tính gạo, các loại gạo làm bánh tráng phổ biến hiện nay trên thị trường được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng là:

Gạo Kate

Cho cơm khô và xốp, độ dính thấp

Gạo Long Định

Đây là loại gạo có hàm lượng amylose cao. Nhược điểm: chính vì vậy độ dẻo của bánh tráng sau khi làm ra thường ở mức trung bình

Gạo Hàm Châu

Sau khi nấu có tính chất xốp, đặc biệt nở nhiều. Chính nhờ những tính chất này, gạo Hàm Châu thường được các cơ sở sử dụng. Ngoài ra, một số đặc tính khác cũng khiến gạo Hàm Châu được nhiều người ưa chuộng là hương thơm tự nhiên.

Gạo 504 cũ

Đây là loại gạo được nhiều cơ sở sử dụng để làm bún nhất vì gạo 504 cũ sở hữu những tính chất phù hợp với yêu cầu đưa ra như: ổn định, nở, xốp và khô.

Như vậy, 504 cũ là loại gạo phù hợp nhất để làm bánh tráng. Vì tính chất gạo và nguồn gạo ổn định của nó. Liên hệ với chúng tôi để được báo giá.

LIÊN HỆ KINH DOANH GẠO – THUỘC THƯƠNG HIỆU GẠO VINH HIỂN

Số điện thoại:  028.66599927 – 094.471.2012 – 090.728.2012

Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Email: [email protected] | [email protected]