Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, thị trường lúa gạo tăng trưởng rất ấn tượng. Việt Nam đang có cơ hội mở rộng xuất khẩu sản phẩm này khi người tiêu dùng toàn cầu đang đẩy mạnh tích trữ do dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Ngành nông nghiệp Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh nhờ khả năng kiểm soát tốt. Và còn nhiều dấu hiệu khả quan khác với thị trường lúa gạo Việt Nam. Kinh Doanh Gạo sẽ tổng hợp các thông tin về thị trường trong Quý I nhé.
Thị trường lúa gạo Việt Nam trong ngành xuất khẩu gạo
Trong 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 900 nghìn tấn gạo với kim ngạch 410 triệu USD. Tăng 27% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Giá gạo xuất khẩu bình quân của tháng 1 đạt 478 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 31% thị phần. Nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Mozambique, Angola…
Điều này đã cho thấy tín hiệu thị trường khả quan để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu với 6,7 triệu tấn, với trị giá trên 3 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở.
Theo Bnews.vn
Tái cơ cấu sản xuất có thể chính là điểm sáng
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo cũng đã góp phần trong tái cơ cấu thị trường xuất khẩu. Đó là việc ngành hàng này đã đa dạng hóa được thị trường, các kênh phân phối, phương thức giao nhận, vận chuyển, đóng gói. Cùng với đó là giảm được sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam. Trong đó, các thành phần trong chuỗi giá trị gạo từ sản xuất, cung ứng, chế biến, vận tải… đều được nâng lên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, trong thời gian sắp tới, ngành gạo Việt Nam có thể mở rộng cơ hội xuất khẩu sang Đông Phi. Do các quốc gia này có khả năng cao phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng do nạn châu chấu gây ra. Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng không đáng kể đối với ngành gạo Việt Nam. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện về sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng tận dụng tối đa lợi thế khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.
Cũng theo Bnews, tuy thị trường lúa gạo có nhiều điểm sáng, nhưng ngành nông nghiệp cùng các địa phương tiếp tục hướng dẫn chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn. Đồng thời, sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa. Vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Và tăng thu nhập cho nông dân.
Không lo thiếu gạo
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, với mức độ thâm canh cao trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tháng nào ở khu vực này cũng có lúa được thu hoạch. Tháng thu hoạch ít nhất là khoảng 100 ngàn ha. Và trong năm, chỉ có 4 tháng thu hoạch ít nhất. Tháng thu hoạch cao nhất là 500 ngàn ha.
Chỉ tính riêng vụ đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long, thì sản lượng lúa đông xuân năm nay dự kiến xấp xỉ 11 triệu tấn, tương đương với khoảng 3 triệu tấn gạo. Trong đó, chỉ cần 3 triệu tấn là đủ cho tiêu dùng nội địa. (ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM). 3 triệu tấn còn lại hoàn toàn có thể xuất khẩu. Vì các khu vực khác trong cả nước đều đã tự cân đối được nhu cầu gạo từ sản xuất tại chỗ.
Hơn nữa, với tình hình dịch tễ chuyển biến phức tạp, Việt Nam đã hạn chế sản lượng xuất khẩu. Chính vì thế, theo khẳng định của các chuyên gia về năng lực sản xuất của Việt Nam, người dân toàn quốc vẫn đủ gạo tiêu dùng.
BÀI VIẾT ĐƯỢC TỔNG HỢP BƠI KINH DOANH GẠO – THUỘC THƯƠNG HIỆU GẠO VINH HIỂN
Số điện thoại: 028.66599927 – 094.471.2012 – 090.728.2012
Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Email: [email protected] | [email protected]