Hiểu biết với quy trình trồng lúa chuẩn

thị trường lúa gạo Việt Nam

Nắm được thông tin các loại gạo dẻo, gạo thơm vẫn chưa đủ. Để kinh doanh gạo đạt hiệu quả cao ngoài biết về các giống gạo còn cần phải biết về quy trình để sản xuất nó. Bắt đầu với đó là quy trình trồng lúa chuẩn để làm ra hạt gạo ngon. Cùng Kinh Doanh Gạo tham khảo và cập nhật kiến thức mới cho mình nhé.

Quy trình trồng lúa chuẩn

Chọn giống lúa để gieo

Yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng lúa sau này là giống lúa. Vì thế, giống lúa bạn cần chọn các loại giống tốt, sạch bệnh, bông to, và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thêm vào đó, giống phải thích hợp với mùa vụ, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương. Có sức đề kháng với sâu bệnh tốt. Sử dụng các loại giống ngắn ngày gieo vụ sớm có thể tránh sự gây hại của một số loại sâu.

Làm đất để trồng lúa

Đất trồng lúa cần phải được cày bừa kỹ và tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy địa hình và chân đất mà làm ruộng theo kiểu làm dầm hay làm ải. Ruộng làm dầm phải giữ được nước, còn làm ải cần được phơi kỹ. Làm ải sẽ giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất. Đồng thời hạn chế độc tố gây hại cây trồng và tiêu diệt tàn dư gây hại của mùa vụ trước.

Đất trồng phải được cày sâu bừa kỹ cho thật nhuyễn. Mặt ruộng cũng phải thật phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại để giúp lúa sau khi cấy xong thuận lợi phát triển.

Gieo cấy, trồng lúa

  • Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ, có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn vụ đông xuân theo số lá (mạ được 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
  • Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dày hơn vụ có nhiệt độ cao ( cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2
  • Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm. Cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ. Các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh. Lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm.

Bón phân

Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính của đất. Tính chất lý, hóa, sinh học trong đất làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dưỡng khoáng của cây lúa.

Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón. Nếu thiếu hụt thì sẽ rất khó để bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Vì vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Cùng lúc đó phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể đạt được năng suất tối ưu nhất.

Quản lý nước

Vào vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng. Vừa giữ ấm cho cây giúp nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu. Tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây.

Các tài liệu trên, Kinh Doanh Gạo thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin về quy trình trồng lúa trên sẽ hữu ích đối với bạn.

LIÊN HỆ KINH DOANH GẠO  – THUỘC THƯƠNG HIỆU GẠO VINH HIỂN

Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 094.471.2012

Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Email: [email protected]