Rượu là một trong những thức uống làm say lòng thực khách. Đặc biệt là rượu gạo, loại rượu vẫn luôn được ưa chuộng bởi người Việt Nam. Vậy quy trình sản xuất rượu ngon được lên men từ gạo như thế nào. Các bạn hãy cùng Kinh Doanh Gạo theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Để nấu được rượu đúng chuẩn thì cần nhiều yếu tố bao gồm: Nguyên liệu, kinh nghiệm, thời tiết và quy trình chuẩn.
Các khâu sản xuất rượu gạo
Bước 1: Chọn nguyên liệu
- Có 2 loại gạo nấu rượu: Gạo nếp và gạo tẻ (nên chọn những hạt gạo đã xát bỏ vỏ trấu và còn vỏ cám, vì gạo còn vỏ cám rất nhiều vitamin B1 rất tốt cho sức khỏe và giúp rượu thơm ngon hơn).
- Dựa theo nhu cầu sử dụng mà người ta sử dụng gạo nếp hay gạo tẻ. Vì nấu Rượu bằng gạo nếp thì rượu thành phẩm sẽ rất thơm ngon, đậm, ngọt miệng, cảm giác êm nồng. Còn với gạo tẻ thì không được thơm ngon bằng nhưng giá thành lại rẻ.
Bước 2: Nấu chín
- Nấu cơm rượu rất đơn giản. Trước hết bạn phải ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong gạo. Sau đó làm hạt gạo tơi xốp và trương phồng rồi đổ vào nồi to để nấu cơm rượu
- Tùy vào nhu cầu sử dụng để gia đình sử dụng hay sản xuất để bán mà bạn có thể nấu lượng ít hay nhiều. Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thông thường tỉ lệ gạo nước sẽ là:1:1. Mục đích để làm chín hạt gạo, hồ hóa tinh bột gạo giúp vi sinh vật dễ lên men rượu.
Bước 3: Trộn men
- Bạn loại bỏ lớp trấu, sau đó xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên (lưu ý phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng).
- Trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp. Mẹo nhỏ trong cách rắc men là nên chia lượng men làm 2 phần: phần thứ nhất rắc trước trên mặt cơm nếp, sau đó lật mặt cơm còn lại lên, rắc nốt phần men còn lại.
Bước 4: Ủ giai đoạn 1 – Ủ KHÔ
- Cho cơm nếp đã rắc đều men vào hũ thủy tinh hoặc bình gốm có dung tích lớn và có nắp đậy kín.
- Sau khoảng 4 -5 ngày, bình cơm rượu sẽ tự động dậy nước, thơm mùi rượu
- Nhiệt độ phù hợp để lên men cơm rượu thành công là vào khoảng 20 – 25 độ C. Trời lạnh có thể khắc phục cho ủ gần bếp. Trời nóng mà nơi sản xuất không có điều hòa thì rượu nhanh chua và năng suất thấp (hao rượu).
Bước 5: Ủ giai đoạn 2 – Ủ ƯỚT
- Thêm nước vào, cứ 10 kg gạo bạn sẽ đổ thêm 15 lít nước, đậy kín để quá trình lên men được hoàn toàn, rượu hóa hết tinh bột và đường.
- Ủ ướt trong vòng từ 1-2 tuần (tùy theo mùa và thời tiết). Khi nếm cơm và nước thấy vị cay, nước trong là có thể đem đi chưng cất.
Bước 6: Chưng cất rượu.
- Đổ tất cả nước và cái rượu vào nồi (nếu muốn năng suất và chống khê bạn có thể đem vắt chỉ lấy nước bỗng) chú ý khi chưng cất tuyệt đối không để khê (Rượu có mùi không uống được) hay bị trào bồng ra ngoài nồi.
Bước 7: Khử độc tố và lão hóa rượu
- Rượu nấu xong nếu muốn ngon và tuyệt đối an toàn thì cho xử lý quá máy khử độc tố và lão hóa rượu ( khử Andehyt, Methanol, Fufurol,Este… và một số tạp chất để uống không gây đau đầu, chóng mặt, uống ngon hơn và êm hơn.
- Đặc biệt làm già tuổi rượu như rượu được hạ thổ nhiều năm rất ngon và an toàn nhé.
Mua gạo nấu rượu ở đâu?
Tại Kinh Doanh Gạo, nhà máy gạo của chúng tôi có cung cấp đầy đủ từ các loại gạo thơm cho đến các loại gạo tấm phù hợp làm gạo nấu rượu của quý khách hàng. Các loại gạo này đều được thu mua trực tiếp từ nông dân, không qua trung gian, chính vì thế giá cả cạnh tranh so với thị trường. Ngoài ra, gạo tại nhà máy không đánh bóng kỹ, giúp lớp cám vẫn còn giữ lại trong hạt gạo, điều này phù hợp với nhu cầu của quý anh chị.
LIÊN HỆ KINH DOANH GẠO – THUỘC THƯƠNG HIỆU GẠO VINH HIỂN
Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 094.4712012
Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Email: [email protected] | [email protected]